Bài 13: TRẺ MẦM NON KHỞI ĐẦU HỌC NHẠC THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ

Những năng lực cơ bản để “học nhạc” thì phải bồi dưỡng từ từ. Ví dụ về nhịp phách, cảm nhận về âm lượng, cảm nhận về âm sắc, cảm nhận về cao độ, cảm nhận về cường độ, cảm nhận về lực độ. Những năng lực đó cũng như nền móng của ngôi nhà vậy, không nhìn thấy bề mặt, nhưng lại ảnh hưởng quyết định đến sự vững chắc của ngôi nhà.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, khi trẻ em tiến hành hoạt động âm nhạc (như học nốt nhạc, học các ký hiệu trong âm nhạc, học hát, học đàn, nhận biết nhạc cụ, xem các nghệ sĩ biểu diễn, lắng nghe tiết tấu, tô màu nhận biết nốt nhạc, chơi nhạc cụ…), cần phải để trẻ trải nghiệm được nhiều niềm vui trong đó, vì có như thế mới giúp trẻ xây dựng được sự hiểu biết và hứng thứ lâu dài với âm nhạc, đồng thời hiểu được giá trị thực sự của âm nhạc. Đó là lý do tôi tâm huyết sáng tạo ra chương trình “Cảm Thụ Âm Nhạc”.

Khi cho con mình học nhạc, thì cha mẹ cũng cần phải tạo điều kiện để con được nghe nhạc nhiều hơn, bởi giáo dục “thính giác” là quan trọng nhất và cần thời gian sự kiên trì lâu nhất, “lượng đủ nhiều sẽ biến thành chất” nghe đủ nhiều thể loại âm nhạc trong một thời gian đủ dài sẽ tìm được sự yêu thích âm nhạc, việc còn lại là phần kỹ thuật “gõ ở đâu” trên phím đàn để phát ra âm thanh đã có sẵn được cài đặt trong tâm trí trong quá trình nghe nhạc, việc học đàn đã có phương pháp học nhẹ nhàng rồi, “học Piano theo phương pháp siêu trí nhớ” sẽ giúp các con học nhanh nhớ lâu. Bé nào được nghe nhạc nhiều rồi thì lẽ thường sẽ có năng khiếu vượt trội!