Bài 14: GIÁO DỤC ÂM NHẠC MẦM NON CẦN CÓ GIÁO TRÌNH PHẢI PHÙ HỢP

Việc “ươm mầm nuôi dưỡng tài năng âm nhạc” cho các bé mầm non, rất cần giáo trình giảng dạy phù hợp, và đặc biệt người thầy truyền tải thông điệp âm nhạc cho trẻ phải “Tâm huyết, yêu trẻ, và năng lượng”.

Khi chúng ta tiến hành giáo dục sớm hay giáo dục mầm non, không phải cứ đem giáo trình của người lớn hoặc của học sinh tiểu hoc ra, giản lược thành những bước đơn giản là có thể thành giáo trình dành cho tuổi mần non.

Chúng ta cần nhằm vào đặc điểm, thích chơi trò chơi, học mà chơi, tức học thông qua trò chơi, và thích hát của trẻ mầm non, xuất phát từ góc độ của các bé để thiết kế giáo trình cho trẻ phù hợp. Chất liệu của tu duy là hình ảnh, màu sắc và âm thanh, hình ảnh mã hóa nốt nhạc, tạo ra câu chuyện kết nối các hình ảnh đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng kiến thức cần nắm.

Những bài hát thiếu nhi với nhiều chủ đề và nội dung giáo dục sâu sắc cần được sắp xếp và có lộ trình giảng dạy phù hợp theo từng độ tuổi mầm non thì mới có thể phát huy được hiệu quả giáo dục âm nhạc!

Đừng đánh giá thấp năng lực học nhạc của trẻ độ tuổi mần non và nhi đồng. Mỗi trẻ đều có khả năng cảm thụ âm nhạc thiên bẩm, có học được hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cha mẹ có cho bé nghe nhạc và đồng hành cùng con hay không?

Cho trẻ cơ hội tiếp xúc với các loại hình âm nhạc khác nhạc, từ ca hát đến nhạc không lời, từ nhạc phương Tây đến âm nhạc Dân Tộc, sẽ giúp bé có thái độ tích cực với việc học nhạc, và khi lớn lên sẽ trở thành người có năng lực thưởng thức âm nhạc tuyệt vời, sẽ tìm thấy niềm vui, vẽ đẹp và hạnh phúc thông qua âm nhạc!