Bài 8: Những sai lầm trong cách hiểu của người lớn về việc học nhạc

Mọi người thường dễ hình thành những thiên kiến đối với việc học nhạc:

Cho rằng“học nhạc”tức là học khuông nhạc, nốt nhạc đồ rê mí, là học piano, violin…Thông qua ấn tượng mơ hồ cố hữu của bản thân về lớp học nhạc, cho rằng “âm nhạc” phải là những thứ rất cụ thể.

Cho rằng “học nhạc” chính là “học nhạc cụ”- phải theo giáo viên học nhạc mới có kết quả. Nếu lớp học nhạc mà nhảy nhót hay chơi trò chơi âm nhạc thì không đứng đắn lắm.

Cho rằng cách học nhạc “nhìn thấy được” quan trọng hơn cách học nhạc “ không nhìn thấy”.Học chơi nhạc cụ  thì trực tiếp thấy ngay thành quả, còn những năng lực cơ bản để “học nhạc” thì phải bồi dưỡng từ từ. Ví dụ về nhịp phách, cảm nhận về âm lượng, cảm nhận về âm sắc, cảm nhận về cao độ, cảm nhận về cường độ, cảm nhận về lực độ. Những năng lực đó cũng như nền móng của ngôi nhà vậy, không nhìn thấy bề mặt, nhưng lại ảnh hưởng quyết định đến sự vững chãi của ngôi nhà.

Giáo dục nghệ thuật cần được phổ cập

Chúng ta chưa được phổ cập về giáo dục nghệ thuật , “ thưởng thức và học tập nghệ thuật” dường như chỉ giành cho “người có điều kiện”. Thực ra tiền bạc dành cho giáo dục nghệ thuật không nhất thiết phải thật nhiều. Trẻ em như một tờ giấy trắng, hoặc như một miếng bọt biển, cha mẹ dạy cho cái gì thì sẽ hấp thụ cái đó, hơn nữa độ tuổi bắt đầu học càng nhỏ thì ảnh hưởng tới cuộc đời sau này càng lớn. Giáo dục nghệ thuật cũng như vậy.

Năm dòng kẻ có phải là âm nhạc không?

Rất nhiều người thất bại ngay từ cửa ải đầu tiên là học đọc bản nhạc. Họ cho rằng đọc nhạc rất khó (rất nhiều trường hợp có thể do cách dạy của giáo viên cần được cải tiến ), lại cho rằng bản nhạc có nghĩa là âm nhạc, từ đó chối bỏ âm nhạc, vừa nhắc đến nhạc là đã thấy rất khó khăn! Thế là họ đều ngại tiếp xúc với những buổi biểu diễn, những tư liệu âm thanh của âm nhạc cổ điển. Vậy là người yêu thích âm nhạc cổ điển vẫn là số ít. Khó hiểu là ở chỗ , mỗi năm có rất nhiều trẻ em đi học chơi nhạc, cộng thêm cha mẹ các em nữa, thì phải có vô số người yêu thích âm nhạc cổ điển mới đúng. Thực tế lại không đúng như vậy!

Nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng này là: Giáo dục cơ sở có vấn đề. Những lớp học nhạc tự phát, những lớp âm nhạc thực nghiệm của các trường tiểu học, trung học cũng cần được cải tiến. Đồng thời cộng đồng xã hội cần thay đổi quan niệm về âm nhạc. Quan niệm “Âm nhạc tức là các nốt nhạc” cần được xóa bỏ, nếu không nó gây ra trở ngại tới sự phát triển của rất nhiều người yêu thích âm nhạc.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, khi trẻ em tiến hành hoạt động âm nhạc (như làm quen với nốt nhạc, tiết tấu, chơi nhạc cụ…), cần phải để trẻ trải nghiệm được nhiều niềm vui trong đó, vì có như thế mới giúp trẻ xây dựng được sự hiểu biết và hứng thứ lâu dài với âm nhạc, đồng thời hiểu được giá trị thực sự của âm nhạc. Khi cho con mình học nhạc, thì cha mẹ cũng cần phải tiếp cận âm nhạc, tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hiện tượng lệch lạc trong âm nhạc.

Giáo dục âm nhạc – giáo dục sớm và giáo dục mầm non

Khi chúng ta tiến hành giáo dục sớm hay giáo dục mầm non, không phải cứ đem giáo trình của người lớn hoặc của học sinh tiểu hoc ra, giản lược thành những bước đơn giản là có thể thành giáo trình dành cho tuổi mần non. Chúng ta cần nhằm vào đặc điểm thích chơi trò chơi và thích hát của trẻ mầm non, xuất phát từ góc độ của các bé để thiết kế giáo trình cho trẻ. Về mặt này, thành quả nghiên cứu của các nước Âu Mĩ tiến bộ hơn các nước châu Á nhiều.

Có khi, những thứ mà trẻ học được trong khi chơi đùa với bạn bè còn nhiều hơn những thứ do người lớn dạy. Tất nhiên phương pháp dạy nhạc cho trẻ nhỏ cũng không đơn giản chỉ là “giản hóa phương pháp và nội dung dạy cho người lớn”. Chúng ta cần hướng tới đặc điểm của trẻ, thiết kế giáo trình riêng phù hợp với các bé. Tôi đã thiết kế giáo trình và thảo luận vấn đề này rất chuyên sâu trong cuốn sách “học nốt nhạc vui” của tôi.

Đừng đánh giá thấp năng lực học nhạc của trẻ độ tuổi mần non và nhi đồng. Mỗi trẻ đều có khả năng cảm thụ âm nhạc thiên bẩm, có học được hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ có bỏ thời gian ra dạy trẻ hay không. Cho trẻ cơ hội tiếp xúc với các loại hình âm nhạc khác nhạc ( bao gồm nhạc phương Tây, phương Đông và âm nhạc Dân Tộc truyền thống), sẽ giúp bé có thái độ tích cực với việc học nhạc, và khi lớn lên sẽ trở thành một thính giả có năng lực thưởng thức âm nhạc!