Bài 7: Cùng trưởng thành với con cái trong việc học nhạc

Trong nhà đang có trẻ học nhạc? Bậc làm cha mẹ chắc hẳn rất lo lắng không biết liệu mình có vô tâm mà mắc lỗi gì không? Phải điều chỉnh ra sao? Hi vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp được cho quý cha mẹ một số gợi ý và giúp đỡ .

Đặt quá nhiều kì vọng vào con cái: Nếu cha mẹ biết rằng sự phát triển mọi năng lực của con mình đều cần thời gian, hấp tấp cũng không ích gì, thì cha mẹ sẽ cảm thấy ít lo lắng, và cũng không đặt kì vọng quá mức vào con trẻ.

Ảo tượng sai lầm về con cái: Kì vọng quá mức sẽ gây ra ảo tưởng sai lầm, ví dụ như thấy con cái của bạn bè mình học rất tốt, thì sẽ mặc định cho rằng con mình cũng học rất tốt.

Tìm thầy, mua nhạc cụ cho con mà không tạo ra môi trường âm nhạc cho con: Các bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng tìm được thầy cô tốt, bỏ tiền ra mua nhạc cụ là xong việc, những việc sau đó đều dựa vào con mình cả!

Thời gian, trình tự học sắp xếp thiếu hợp lí: Cha mẹ có từng tính đến sự phát triển nhiều mặt của trẻ, bắt đầu học tập hợp lí vào thời gian hợp lí? Bắt đầu quá sớm không hẳn đã là tốt. Đối với đại đa số trẻ nhỏ, việc được thời điểm thích hợp để bắt đầu học, còn phải tìm được trình tự học thích hợp, ví dụ nếu trẻ không hề có bất kỳ bài khởi động nào mà đã trực tiếp học nhạc cụ, thì sẽ xuất hiện những kết quả không mong muốn. Vì vậy trình tự tương đối lí tưởng cho trẻ là sau khi có những bài khởi động rồi mới bắt đầu học nhạc cụ.

Thực ra, ở đây tôi còn muốn khích lệ các bậc phụ huynh,  cha mẹ không nhất thiết phải là người chơi nhạc chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì mới có thể chỉ dẫn hoặc giáo dục con mình phát triển tiềm năng âm nhạc. Thử nghĩ xem, khi cha mẹ dạy con tập nói, cha mẹ không cần phải là nhà ngôn ngữ; khi dạy trẻ tiểu học viết văn, cha mẹ không cần phải là nhà văn; dạy các bé cộng trừ nhân chia, cha mẹ càng chẳng cần phải là nhà toán học. Vậy thì vì sao khi chúng ta định dạy trẻ nhỏ về âm nhạc, ta lại lo sợ mình không có năng lực?

Đừng suy nghĩ quá phức tạp, cho dù cha mẹ không biết chơi loại nhạc cụ nào, nhưng chỉ cần cha mẹ hát đúng nhạc, hát được bất cứ thể loại nào, đừng lo lắng, đa số mọi người đều làm được, cha mẹ hay mạnh dạn hát, cộng thêm động tác tự do theo nhịp điệu, là có thể đạt được nhu cầu cơ bản của việc kích thích khả năng âm nhạc của con rồi. Nói như vậy nghĩa là ông bà cũng có thể thực hiện được công việc rất có ý nghĩa này.

Việc kích thích năng lực âm nhạc và hứng thú lâu dài với âm nhạc cũng có tác dụng rất tốt đối với sự hình thành trí tưởng tượng cho con. “Cuộc sống không âm nhạc cũng như xào rau không muối vậy – tuy mọi thứ trông có vẻ bình thường, nhưng hình như là thiếu chất điều vị, khi thưởng thức cũng mất đi mùi vị nào đó.”

Trong xã hội ngày nay, kĩ thuật nghe nhìn, thiết bị máy tính rất phát triển, mỗi người hằng ngày đều có cơ hội nghe những loại âm nhạc khác nhau, hoặc tham gia những hoạt động âm nhạc. Nếu ai đó may mắn có được năng lực thưởng thức âm nhạc cơ bản, thì người đó có thể thông qua việc cảm thụ nghệ thuật âm nhạc mà có được cuộc sống nhiều màu sắc hơn.