Bài 2: Học nhạc có ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ không?

Chính vì những lợi ích tuyệt mà âm nhạc đem lại cho chúng ta. Hiện nay bộ giáo dục Việt Nam đã đưa bộ môn “Âm Nhạc và Mỹ Thuật” vào chương trình giảng dạy chính trong chương trình giao dục . Cho nên hiện nay ở các trường quốc tế tại Việt Nam đã có phòng học piano, các em được học piano xen kẽ những bài học văn hóa. Các trường tiểu học mầm non, tiểu học công lập hiện nay đều có phòng học organ đáp ứng như cầu vui chơi , giải trí cho các em. Giúp em có nhiều giờ học thú vị, vui vẻ, góp phần giúp phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Góp phần phát triển toàn diện cho các em theo chương trình giáo dục chuẩn của Việt Nam và các nước tiến tiên trên thế giới hiện nay.

Học organ hay piano để phát triển tốt nhất cho trẻ em, vấn đề nay vẫn còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ để có sự lựa cho phù hợp cho con theo học.

Về môn học organ có ưu điểm là: Có tiết điệu vui nhộn, các bé mới theo học, khi bật lên sẽ rất thích thú với những điều nhạc có sẵn trong đàn organ hoặc có những bài mẫu được lưu sẵng trong đàn organ, các bé có thể mở nghe khi chưa biết đàn. Khi học organ bé sử dụng thành thạo giai điệu bằng tay phải được viết trên khoa son.

Nhược điểm của học đàn organ: Phần tay trái chỉ bấm theo hợp âm, cố định có ghi sẵn trong bản nhạc, các ngón tay của tay trái không được sử dụng linh hoạt để lướt trên phím đàn như tay phải.

Ưu điểm của học đàn piano: Tay phải sử dụng đàn theo giai điệu khóa son, tay trái sử dụng đàn theo giai điệu khóa pha.

Tay phải được sử dụng linh hoạt từng ngón tay để lướt trên phím đàn theo giai điệu bản nhạc của khóa son. Tay trái được sử dụng linh hoạt từng ngón tay để lướt trên phím đàn phần đệm tay trái khóa pha cho phần giai điệu tay phải. Hai tay hòa vào nhau tạo nên một giai điệu của bản nhạc tuyệt vời ! Vì hai tay lướt trên phím đàn piano được sử dụng độc lập, hai bán cầu não buộc phải hoạt động tư duy điều khiển hai bàn tay và chân phải nhấn pedal , mắt phải nhìn một lúc cả hai khóa son và khóa pha của phần giai điệu trên bản nhạc. Nên mới giúp kích thích và phát triển hai bán cầu não cần bằng và linh hoạt,  từ đó kích thích  và khai mở các giác quan khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Nhược điểm: Muốn đàn được bản nhạc piano đúng, hay, có hồn đòi hỏi ở người chơi đàn piano phải kết hợp cả hai bán cầu não, các giác quan mắt, tay, tay chân thật linh hoạt và đòi hỏi sự tập trung cao độ thì mới có thể hiện được bản nhạc đó thành công.

Tóm lại: Ngoài những ưu và nhược điểm của học đàn organ và  piano nói trên thì còn những điểm sau cũng khá quan trọng khi lựa chọ cho con học piano hay organ.

Chơi đàn organ khá đơn giản, tay người lớn khỏe, hay tay trẻ con còn non nớt thì đều đánh ra âm thanh không có gì khác nhau. Nhưng piano thì không giống thế, nó cần có sư vận động linh hoạt của khớp ngón tay- điều khiển ngón tay, cổ tay-điều khiển bàn tay, khuỷu tay-điều khiển cánh tay, vai-điều khiển bắp tay trên.

Piano có phản ứng rất nhạy bén với lực,cảm tính và tâm trạng của người đánh, còn organ thì không.

Vì những lí do trên mà khi trẻ mới làm quen với phím đàn, Ba mẹ nên cân nhắc thận trọng với sự khởi đầu của con, khi cho trẻ học những loại đàn dễ đánh như organ, sau đó mới đi thích ứng với cách bấm phím khó như piano , thì rất khó sửa. Nếu hình thành cách bấm phím sai thì sẽ còn gây ra nhiều khó khăn không cần thiết hơn nữa cho con yêu của mình .

Tôi được biết ở các nước tiến tiến như Mĩ, Canada, Úc, các nước Châu Âu, nếu chưa từng chơi môn thể thao, mĩ thuật hay âm nhạc nào thì bị đánh giá là thái độ sống kém tích cực, bị từ chối nhập học trong nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu. Còn ở Việt Nam, chỉ cần học giỏi, thi điểm cao các môn văn hóa là Ba mẹ hài lòng rồi. Muc tiêu học tập ở các cấp là đạt điểm cao các môn học, đại bộ phận học sinh chỉ biết cắm đầu vào học, còn về phương pháp học hiệu quả thì chưa được chú trọng, đặc biệt về âm nhạc,  hay mĩ thuật thì ít quan tâm hơn.

Chẳng lẽ học chơi nhạc đúng là làm lỡ việc học văn hóa như quan niệm một số phụ huynh? Trên thực tế chúng ta thật khó vui vẻ thường xuyên được nếu thiếu đi âm nhạc trong cuộc sống, những bé yêu âm nhạc, học chơi nhạc cụ, đặc biệt học đàn piano đều có thành tích học tập rất tốt.

Ví dụ những học trò đang theo học đàn piano tại PIANO THIÊN ÂN MARIA. Đều là những học trò có thành học tập ở trường rất tốt,có thái độ tích cực, tinh thần vui vẻ, rất năng động và  thông minh. Tiêu biểu như trò Q.A đã theo học piano tại PIANO THIÊN ÂN MARIA suốt 10 năm liền, nhưng thành tích học tập  ở trường của em luôn luôn dẫn đầu ở các cấp học. Hiện nay em đang học lớp 11 ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Tp.HCM. Em đã đàn được nhiều bản nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, tham gia cuộc thi piano năng khiếu thành phố và được ghi nhận là  một tài năng âm nhạc.

Những chuyện trên là để chứng minh: Sở thích bên ngoài giờ học không hề làm lỡ chuyện học hành! Các em trong các ví dụ trên Ba mẹ đều rất tin tưởng vào năng lực học tập của con, tôn trọng quyết định của con cái, lại càng khiến con cái tôn trọng bản thân hơn.

Dạy trẻ biết cách sắp xếp thời gian chính là một bài học quan trọng nhất mà chính Ba mẹ cũng cần phải học. Để giúp con trở nên mạnh mẽ, dám đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, thiết nghĩ Ba mẹ không nên theo sát con quá, đặc biệt không quyết định thay cho con. Đối với người biết sắp xếp thời gian, việc học nhạc cụ không những không ảnh hưởng tới bài vở, mà còn là liều thuốc bổ mỗi khi mệt mỏi vì bài vở!

Theo tôi mục tiêu của giáo dục là giúp trẻ  đạt được 3T – Tự chủ- Tự tin- Tự lập. Để bé có thể tự lập trước tiên Ba mẹ cần hướng dẫn con tự chủ bản thân, việc này có hiệu quả hơn nhiều so với việc ép trẻ ngồi vào bàn học. Việc tham gia học các môn nghệ thuật, thể thao hoặc âm nhạc sẽ tăng cường sức khỏe và sự tư tin lên rất nhiều. Những đứa trẻ biết quản lí thời gian biểu của bản thân, cho ta thấy tinh thần tự lập cao của trẻ,  thì Cha mẹ không cần phải lo lắng , điều đó đã cho thấy sự trưởng thành của con rồi !