Bài 11: Năng khiếu âm nhạc của con và kỳ vọng của ba mẹ

Tôi tin sự thật là tất cả các trẻ em , nhất là các trẻ em nhỏ tuổi điều có năng khiếu và sự yêu thích học ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ ngoại ngữ và ngôn ngữ âm nhạc). Sự thật một đứa trẻ phát triển bình thường nào cũng đều yêu thích ca hát, yêu thích nghe nhạc,  nhảy múa, lắc lư rất dễ thương theo điệu nhạc, tức cảm nhận về nhịp rất tốt, cảm thụ và bày tỏ cảm xúc rất khéo với dòng nhạc mà bé yêu thích.

Trẻ em có khả năng tiếp thu nhanh, trí nhớ tốt và khả năng bắt chước, mô phỏng tốt  hơn người lớn, nhờ lợi thế đó mà trẻ học đàn thường tiến bộ nhanh hơn người lớn!

Nếu người lớn còn học đàn thành công thì  càng có lí do để trẻ  có thể học đàn thành công, mặc dù điểm yếu của hầu hết trẻ em là thường không thể tập trung quá lâu và cần có khoảng nghỉ trong  giờ học, trẻ cũng thiếu sự tự giác, cần sự kèm cặp, nhắc nhở và khích lệ từ Ba mẹ và thầy cô, vấn đề là vào thời điểm giáo dục trẻ học đàn chúng ta có  suy nghĩ, phương pháp giáo dục  và cách tiếp cận phù hợp hay không?

“ Thưa cô! Cháu có năng khiếu âm nhạc không ?”

“Có thể bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho cháu được không cô?”

“Tôi thấy bé đàn tiến bộ chậm, chưa tập trung luyện tập đàn, có vẻ bé không có năng khiếu cho lắm?”

“Thưa cô tôi có nên mua đàn piano cho cháu để cháu luyện tập ở nhà hay không?”

“Để cho bé học đàn một thời gian, xem bé có đam mê không? rồi mới nên mua đàn hay cho cháu học lâu dài cô nhỉ ?”

“Đó thường là những câu hỏi của cha mẹ khi đưa con tới học với tôi. Đằng sau những câu hỏi ấy, điều mà thực sự phụ huynh muốn biết là: Có thể bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho con được được không ?

Nếu con mình không có năng khiếu, Có nên tiếp tục cho con mình học nhạc không ? Nếu chỉ vì không có năng khiếu mà không học nhạc nữa, thì có phải là đáng tiếc không ?

Nào Cha mẹ bé cùng tôi  phân tích một chút :

“ Năng khiếu  âm nhạc’’ lí tưởng mà cha mẹ bé đặt ra phải cao đến mức nào ?  hay phải là Beethoven, Mozart tái thế? Hay chỉ cần chơi được nhạc cụ là được?

Có thể con đã có 6 điểm năng khiếu,  nhưng  tiêu chuẩn của cha mẹ phải là 8 điểm! Vì con không đạt được lí tưởng trên mà cha mẹ cho rằng đứa con không có năng khiếu? “Không có năng khiếu ’’ là suy nghĩ của cha mẹ bé, hay giáo viên dạy nhạc cho bé cũng cho rằng như vậy ?

Cha mẹ bé cùng tôi phân tích kĩ càng hai vấn đề trên nhé. Khi chưa có tiêu chuẩn và suy nghĩ thích hợp, thì hãy điều chỉnh lại tiêu chuẩn của Cha mẹ rồi đọc tiếp nhé:

Cha mẹ đoán con mình có hay không có năng khiếu âm nhạc vào lúc bé mấy tuổi ?

Nếu không phải người giỏi trong lĩnh âm nhạc, thì khó mà phán đoán chính xác được trẻ có năng khiếu âm nhạc hay không. Nếu đưa ra kết luận quá vội vàng, thường sẽ gây ra quyết định sai lầm, đối với trẻ nhỏ chưa có chút “ quyền biểu quyết” nào, thì đó là điều không công bằng.

Có nhiều bậc cha mẹ thông qua quan sát quá trình trưởng thành của con mình, dựa vào một vài dấu hiệu, đặc điểm nào đó mà phán đoán xem con có năng khiếu hay không, nhưng cha mẹ có hiểu được rằng “năng khiếu âm nhạc’’ muốn được hình thành là có nguyên nhân của nó :

Trong thời kì mang thai, thời kì sơ sinh, sau khi trẻ đầy tháng và thời kì nhi đồng, cha mẹ có tạo môi trường âm nhạc cho con không?Trong thời gian ấy, con có cơ hội được ở trong môi trường âm nhạc hay không?

Cha mẹ hay những người thân thường tiếp xúc với con,  có ai làm công việc về âm nhạc hoặc là người yêu nhạc không? Người  thân, họ hàng, có ai là người thành công trong âm nhạc không ?

Chỉ cần ít nhất một câu trả lời khẳng định, trong những câu hỏi trên. thì tuy con không phải là thần đồng âm nhạc, nhưng chuyện “Có năng khiếu âm nhạc” là không có gì phải nghi ngờ cả.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, và chuyên gia thần kinh não bộ, từ 0-6 tuổi là thời  kỳ quan trọng nhất cho con tiếp nhận ảnh hưởng của “Âm thanh”. Đặc biệt từ khi hình thành thai nhi, đến khi con chào đời, và tới lúc 2 tuổi là thời kỳ vàng của tiếp nhận âm thanh, nếu trong thời kỳ này con được tiếp nhận được nguồn âm thanh dồi dào và chất lượng thì con sẽ học và nói rất sớm và rất nhanh. Có thể con đã qua thời kì trên, nhưng đừng lo lắng,  bắt đầu muộn còn hơn không, hãy nhanh chóng bắt tay vào hành động, giao tiếp và cung cấp thông tin cho con thật nhiều, bất cứ lúc nào hãy bắt đầu “ Nghe” nhạc cũng đều có hi vọng tiến bộ cả.

Ngôi nhà hạnh phúc mang tên “ Năng khiếu âm nhạc” không thể xây trong một vài ngày! Nói cách khác, năng khiếu âm nhạc không phải bẩm sinh. Hi vọng nhiều bậc cha mẹ đã tỉnh ngộ! Thiên tài âm nhạc có thể  do trời sinh, nhưng nếu là chỉ học nhạc, thưởng thức âm nhạc, hoàn toàn có thể bồi dưỡng được, không cần phải có năng khiếu gì ghê gớm lắm.

Chỉ cần Cha mẹ không yêu cầu con mình trở thành những thiên tài như  Mozart  hay Beethoven, thì xin cha đừng tùy tiện nói rằng con mình không có năng khiếu âm nhạc. Cha mẹ nên hỏi bản thân trước rằng, mình có cung cấp “Nguồn dinh dưỡng âm nhạc” cho con chưa ?

Chỉ trông chờ vào việc mỗi tuần đến gặp giáo viên âm nhạc một hai tiếng đồng hồ, mà chưa từng tạo cho con mình bất cứ môi trường âm nhạc nào, thì kết luận con mình có năng khiếu hay không, thì rất không công bằng cho con mình phải không? Trong môi trường như vậy mà hi vọng trẻ  có năng khiếu âm nhạc thì rõ ràng là chuyện không tưởng phải không?

Vậy nên cha mẹ không cần suy nghĩ đến những câu hỏi trên nữa.

Học âm nhạc là một quá trình lâu dài, bền bỉ, nó chải qua từng bước, giai đoạn từ 3-6 tháng bắt đầu học là giai đoạn khó khăn nhất để xác định bé có năng khiếu và theo học được hay không! Bởi lẽ khi bé bắt đầu làm quen với môn học mới, nhất là môn đàn piano, môn học khó và cần thời gian lâu dài kiêm trì tập luyện. Khi nghe một người khác chơi một bản nhạc, mình tưởng chừng như rất đơn giản, rất dễ học, nhưng khi bé bắt đầu tập tành, thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố để đàn hoàn thành bản nhạc đơn giản.

Việc kế hợp hai tay khác nhau, nhớ tên nốt nhạc trên phím đàn, mắt đọc thuộc tên nốt trên bản nhạc, não bộ tư duy để điều khiển tay, tai nghe tiếng đàn phải chuẩn, sự kiên nhẫn luyện tập của bé, sự động viên khích lệ của phụ huynh thì bé mới có thể bước qua được khó khăn bước đầu để đi đến thành công. Hãy kiên trì thực hành phương pháp “Cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc” liên tục cho bé trong khoảng 1 đến 2 năm trở lên, đồng thời có một giáo viên tốt để dạy nhạc, cộng thêm tình yêu thương  và thái độ độ đúng đắn của cha mẹ trong việc kèm cặp con, thì bông  hoa  “Năng khiếu âm nhạc” của con sẽ nở và tỏa hương thơm ngát thôi, khi đó việc học nhạc, chơi nhạc, thưởng thức âm nhạc là điều mà con có thể làm được.