Bài 1: Coi trọng những cơ hội học tập âm nhạc trong cuộc sống

  • Với một cổ máy, sau khi bạn đã học được cách thao tác, thì kĩ thuật thao tác là cố định đối với sản phẩm; nhưng piano không phải cỗ máy, kĩ thuật thao tác cũng có rất nhiều khả năng, bạn có thể đoán trước xem kết quả thế nào, nhưng bạn mãi mãi không thể tính toán được nó sẽ sản sinh ra bao nhiêu hiệu quả nghệ thuật. Đó chính là điểm hấp dẫn của piano hay âm nhạc nói chung; cũng là điểm khó khăn của nó, và cũng chính là điểm khác biệt với  tính bất biến của máy móc. Học càng nhiều kĩ thuật khác nhau, hoặc là làm sao để tạo ra được hiểu quả tốt hơn nữa, chính là điều mà người học nhạc và nghệ sĩ theo đuổi suốt đời.
  • Nếu có cơ hội, ngoài những nhạc cụ cần thời gian lâu dài mới có thể chơi tốt như piano, violin ra, còn có thể học nhạc cụ khác như guitar, tiêu, sáo , trống…để trải nghiệm niềm vui trong âm nhạc được nhanh hơn, dễ dàng hơn, sau đó sẽ xây dựng năng lực về âm nhạc theo chiều rộng. Đương nhiên, trong quá trình học tập bất cứ nhạc cụ gì, cũng không thể mãi mãi hưng phấn được, phải có sự kiên trì để vượt qua giai đoạn chán nản khi học. Hơn nữa, giáo viên đang cố gắng cho luyện đi luyện lại để tiếng đàn, tiết tấu “ăn vào máu” của người học. Bởi vậy việc động viên các em, giải thích cho các em hiểu về tiết tấu, luyện tập thường xuyên để cảm được tiết tấu là vô cùng quan trọng!
  • Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội học tập, hãy nhìn xa một chút, đừng nghĩ rằng việc có lợi ngay trước mắt mới gọi là có lợi, coi trọng kĩ thuật âm nhạc quá sớm hoặc quá nhiều là hoàn toàn vô ích với trẻ nhỏ. Cha mẹ và trẻ nhỏ cùng học nhiều, xem nhiều, đặc biệt nghe nhiều, sẽ có ích cho cả đời .